Gói giặt đồ hàng hiệu

Giặt đồ hiệu nghe tưởng đơn giản nhưng thực tế thì tương khối phức tạp trong quá trình giặt là, Nếu bạn không hiểu rõ về những cách thức giặt đồ thì có thể quấn áo của bạn sẽ bị hỏng ngay hoặc làm giảm chất liệu vải. Đối với tín đồ thời trang việc giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đúng cách luôn là vấn đề khiến người mặc quan tâm lo lắng. Vì giá trị của những món đồ hiệu không phải là thấp, chỉ một sơ ý nhỏ trong quá trình giặt ủi cũng khiến cho áo quần bị hư hỏng như phai màu, biến dạng, co giãn vải…

Không phải ai dùng đồ hiệu cũng rành và hiểu hết về chất liệu của món quần áo hàng hiệu mà mình sở hữu. Vì vậy qua bài viết này, Giặt là Á Phương sẽ chia sẻ một số thủ thuật đơn giản giúp các bạn có thể dễ dàng bảo quản quần áo hàng hiệu.

LIÊN HỆ BÁO GIÁ GIẶT ĐỒ ==>> 0833668804

 

Chất liệu vải thường gặp trong quần áo hàng hiệu

Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ chất liệu của sản phẩm mà mình sở hữu bằng cách kiểm tra tag vải bên trong. Thông thường, quần áo hàng hiệu đều có ghi rõ phần trăm chất liệu vải, thông tin chi tiết sản phẩm trên tag vải được may chắc chắn bên trong hoặc được in trực tiếp trên vải. Ví dụ: 100% Cotton, 98% Cotton và 2% Elastane, 95% Cotton và 5% Polyester…

Thông tin chi tiết chiếc áo thun Tommy Hilfiger được in trên tag vải sản phẩm
cách giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đơn giản tại nhà
Thông tin chi tiết chiếc áo thun Guess được in trực tiếp trên vải ngay vị trí cổ áo

Cotton:

Cotton là loại vải được dệt từ những nguyên liệu thiên nhiên, trong đó bông chiếm phần lớn. Chính vì thế, cotton là chất liệu vải được ưa chuộng nhất trong ngành may mặc vì thích nghi được trong tất cả môi trường thời tiết và không kén loại trang phục khi có thể may đủ kiểu, đủ loại quần áo. Với chất liệu mềm mịn, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt đem lại sự dễ chịu cho người mặc. Cotton luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người mặc.

cách giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đơn giản tại nhà
Áo thun nam Calvin Klein được làm từ chất liệu 100% cotton

Polyester:

Polyester là một loại sợi tổng hợp với thành phần cấu tạo đặc trưng là ethylene (nguồn gốc từ không khí, than đá, dầu mỏ). Được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thời trang như sản xuất quần áo. Vải polyester có khả năng chống nhăn cao, không hấp thụ chất bẩn và dễ vệ sinh, giặt tay hay giặt máy cũng không lo quần áo bị biến dạng. Ngoài ra, polyester còn có độ bền cao, chống nấm mốc cực kỳ hoàn hảo, khả năng co giãn tốt. Tuy nhiên, nhược điểm của loại vải này là khá nóng, không thấm hút mồ hôi tốt như cotton. Vì vậy, trong ngành may mặc thời trang hàng hiệu, ta thường bắt gặp bộ đôi cotton và polyester kết hợp với nhau tạo nên một sản phẩm hoàn hảo dành cho người mặc.

cách giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đơn giản tại nhà
Đầm Calvin Klein được làm từ chất liệu Polyester và Cotton

Elastane: (còn gọi là Spandex và Lycra)

Elastane là loại sợi nhân tạo có độ đàn hồi tốt hơn rất nhiều được sản xuất để thay thế cao su, được ứng dụng vào thời trang quần áo với độ pha khoảng 30% – 40% tùy theo từng mặt hàng. Elastane còn có tên gọi khác đó là Spandex và Lycra, những cái tên quen thuộc trong ngành may mặc. Với ưu điểm độ co giãn, đàn hồi tốt, khó bị nhàu người ta thường dùng Elastane để tạo nên những bộ đầm dạ hội, dự tiệc và dùng làm nguyên liệu cho quần áo hàng hiệu rất nhiều.

cách giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đơn giản tại nhà
Đầm Calvin Klein được làm từ chất liệu Polyester và Elastane

Nylon:

Nylon là loại vải được dệt từ sợi xơ tổng hợp polyamid, có độ bền cao nhưng mặc rất nóng vì không thấm hút mồ hôi. Vải thun Nylon thường được dùng để sản xuất quần áo thể thao hoặc kết hợp cùng với cotton để làm nguyên liệu sản xuất đầm hiệu hoặc áo ấm. Ưu điểm của vải Nylon cũng tương tự như Polyester và Elastane, độ bền, độ đàn hồi cao, khả năng chống mài mòn cực kỳ tốt. Khuyết điểm lớn nhất của Nylon đó là độ thoát khí, chống ẩm thấp.

cách giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đơn giản tại nhà
Phân biệt các chất liệu vải thường gặp ở quần áo hàng hiệu

Những lưu ý về cách giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đúng cách.

Giặt

  • Xem kỹ các ký hiệu chỉ dẫn trên nhãn mác của quần áo để biết cách giặt phù hợp đối với từng loại sản phẩm.
  • Chú ý những trang phục được chỉ định giặt khô “Dry Cleaning”.
  • Đối với quần áo giặt ướt khi vừa mua về nên giặt tay qua nước lạnh không xà phòng trước khi sử dụng để tránh bị phai màu.
  • Phân loại đồ màu và đồ trắng trước khi giặt để tránh trường hợp lem màu từ quần áo này sang quần áo khác.
  • Không sử dụng nước nóng để giặt đồ vì dễ làm giãn chất vải, phai màu quần áo.
  • Không đổ trực tiếp xà phòng, chất tẩy rửa trực tiếp lên quần áo
  • Không dùng chất tẩy rửa cho quần áo màu
  • Không ngâm quần áo với nước xả vải quá 15 phút
  • Cẩn thận khi giặt những trang phục làm từ voan, ren, len, dệt kim; trang phục có đính đá, đính cườm, kim loại… nên giặt bằng tay hoặc giặt khô, không nên giặt máy tránh hư hỏng.
  • Đối với trang phục từ tơ tằm, gấm, nhung nền giặt khô để tránh bị co rút, giãn vải.
  • Tránh dùng bàn chải cứng chà xát mạnh lên quần áo.
  • Không phơi quần áo hàng hiệu trực tiếp dưới ánh mặt trời gắt, nên phơi vị trí thoáng mát, nắng dịu.cách giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đơn giản tại nhàKhông phơi quần áo hàng hiệu trực tiếp dưới ánh mặt trời

Ủi/ là quần áo

  • Xem kỹ kí hiệu giặt ủi trên trang phục để chỉnh nhiệt độ phù hợp.
  • Sử dụng giá ủi, khăn lót hoặc mặt phẳng cứng để ủi/ là quần áo.
  • Sử dụng thêm bình xịt nước khi ủi/ là quần áo để tiết kiệm thời gian và giúp bạn ủi dễ dàng hơn.
  • Đối với vải thun mỏng, voan, dệt kim, lụa, gấm, nhung… bạn nên lót một lớp vải lên trên quần áo rồi hẳn ủi để tránh bị cháy, hư hỏng trang phục.
  • Không ủi trực tiếp lên bề mặt in hình của quần áo, hãy lộn ngược đồ lại rồi hẳn bắt đầu ủi.
  • Không nên tăng giảm nhiệt độ đột ngột, bạn nên phân loại trang phục rồi sau đó tiến hành ủi từ nhiệt thấp đến cao.
  • Nên ủi quần áo khi đã khô hẳn để tiết kiệm điện và thời gian.
  • Điều chỉnh nhiệt độ của bàn ủi/ bàn là phù hợp theo từng chất liệu vải:
  • Cotton: Điều chỉnh nhiệt độ đến 200 độ C.
  • Tơ nhân tạo (Elastane/ Spandex/ Lycra) : Điều chỉnh nhiệt độ đến 190 độ C.
  • Len và lụa: Điều chỉnh nhiệt độ đến 150 độ C.
  • Nylon, Polyester: Điều chỉnh nhiệt độ đến 130 độ C.
cách giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đơn giản tại nhà
Sử dụng giá ủi, khăn lót hoặc mặt phẳng cứng để ủi/ là quần áo.

Bảo quản

  • Để quần áo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những vị trí ẩm ướt dễ gây nấm mốc và vết ố.
  • Sau khi mặc xong nên giặt ngay không nên để lâu 3 – 4 ngày sẽ gây mùi ẩm mốc khó chịu.
  • Áo sơ mi nên treo lên thay vì gấp
  • Đối với quần tây, áo thun mỏng, dệt kim, len… nên lót giấy vào thanh ngang của móc đồ rồi hẳn treo quần áo lên để tránh tạo nếp hẳn sau một thời gian không sử dụng.
  • Sử dụng sáp thơm, viên hút ẩm… trong tủ đồ để tạo hương thơm dễ chịu và tránh gây ẩm mốc.
cách giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đơn giản tại nhà
Để quần áo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh vị trí ẩm ướt dễ gây nấm mốc.

US Outlet Store hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách giặt ủi và bảo quản quần áo hàng hiệu đúng cách đơn giản ngay tại nhà mà không cần phải ra tiệm. Ngoài ra, các bạn cũng nên tìm hiểu về các ký hiệu giặt ủi thường gặp trên quần áo hàng hiệu để có thể hiểu thêm về cách bảo quản của riêng từng sản phẩm, giúp quần áo giữ được tuổi thọ lâu hơn nhé.

Cần bán website này